- BPO ERP LÀ GÌ?
Giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp BPO ERP là một chương trình phần mềm máy tính được sử dụng để quản lý xuyên suốt các quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp. BPO ERP có khả năng mở rộng cao, tích hợp được với nhiều phần mềm nghiệp vụ riêng lẻ, áp dụng nhiều công nghệ khác nhau để đáp ứng nhu cầu và sự phát triển theo thời gian của doanh nghiệp.
- ĐỐI TƯỢNG CỦA BPO ERP
Các doanh nghiệp mới cần sử dụng một vài phân hệ thiết yếu đầu tiên
Các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, đã áp dụng được một vài phân hệ/phần mềm riêng lẻ và bắt đầu nghĩ tới một giải pháp quản lý tổng thể nội địa trước khi đi tới một giải pháp toàn diện hơn của các tập đoàn công nghệ lớn.
Các doanh nghiệp phát triển đã có tầm nhìn áp dụng ERP của các tập đoàn công nghệ lớn nhưng thất bại do hai bên không phù hợp với nhau
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA BPO ERP
BPO ERP bao gồm nhiều phân hệ có thể triển khai độc lập hoặc liên kết theo quy trình đặc thù của doanh nghiệp. Các phân hệ thiết yếu và tỷ lệ triển khai thành công cao bao gồm:
3.1 Quản lý Kế toán Tài chính
Kế toán Tài chính được coi là xương sống của doanh nghiệp, là một phần hành nghiệp vụ không thể thiếu ở bất cứ đơn vị nào dù lớn dù nhỏ. Kế toán Tài chính cũng thường là quy trình được số hóa đầu tiên, vừa để đáp ứng yêu cầu báo cáo với các cơ quan chức năng, vừa để đáp ứng nhu cầu quản lý, kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
3.2 Quản lý Kho
Đối với doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp mới thành lập, thường kế toán sẽ áp dụng nghiệp vụ kế toán kho để đồng thời quản lý tồn kho. Tuy nhiên khi doanh nghiệp ngày càng phát triển, nhu cầu quản lý riêng rẽ và có tính đối sánh giữa các bộ phận ngày càng cấp thiết thì việc tổ chức quy trình nghiệp vụ kho thành một khu vực riêng là điều cần thiết. Phân hệ Quản lý Kho chú trọng vào quản lý nhà kho vật lý, tối ưu về tồn kho và sắp đặt trong kho…
3.3 Quản lý Sản xuất
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân hệ Quản lý Sản xuất là vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ của phân hệ này là lên kế hoạch sản xuất, giám sát quá trình sản xuất thông qua việc ghi chép thống kê số liệu và đáp ứng các bài toán giá thành phức tạp.
Điểm mạnh của phân hệ sản xuất trong BPO ERP là đáp ứng được bài toán tính giá thành chính xác cho trường hợp một sản phẩm áp dụng nhiều BOM (công thức nguyên vật liệu) khác nhau trong một kỳ tính toán.
3.4 Quản lý mua hàng
Trong một môi trường kinh doanh và cạnh tranh không biên giới, việc tìm kiếm những lợi thế đầu vào là nhu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp: lợi thế về giá mua, về chất lượng, về các chi phí kèm theo, về thời gian giao hàng… Vì vậy phân hệ Quản lý mua hàng là đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại và sản xuất.
3.5 Quản lý bán hàng
Khu vực bán hàng được chia ra làm nhiều quy trình nghiệp vụ khác nhau tùy theo mô hình kinh doanh của doanh nghiệp: bán buôn, bán lẻ tại chỗ, bán lẻ trực tuyến…
BPO ERP có sẵn Phân hệ quản lý bán hàng áp dụng cho khu vực Bán buôn và sẵn sàng về khả năng mở rộng để tích hợp với các phần mềm bán hàng khác theo đặc thù của doanh nghiệp.
Ngoài 5 thành phần đã được triển khai với nhiều thành công như trên, BPO ERP đã tích hợp với rất nhiều hệ thống của các nhà phát triển giải pháp khác tạo nên một hệ sinh thái thống nhất, giảm thiểu thời gian trao đổi thông tin giữa các quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu sự sai sót về số liệu và mất mát thông tin.
- ƯU ĐIỂM CỦA BPO ERP
- HẠN CHẾ CỦA ERP
5.1 Thay đổi thói quen
ERP đòi hỏi sự hợp tác tích cực trong bộ phận và liên bộ phận, luồng thông tin sẽ đi qua nhiều bộ phận khác nhau, vì vậy sẽ là thay đổi lớn cho thói quen của người dùng.
5.2 Xây dựng quy trình
ERP là một giải pháp quản lý tổng thể, vì vậy đòi hỏi một quy trình logic, chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. Các quy trình có tính “linh hoạt, linh động…” thường sẽ gặp nhiều trở ngại.